Kiểm định bình khí nén là việc kiểm tra và đánh giá độ an toàn, chất lượng bình sau một khoảng thời gian sử dụng. Đây là công việc cần thiết và được quy định rõ ràng bởi pháp luật, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và chất lượng khí nén thành phẩm. Chi tiết dưới bài viết sau.
Tổng quan về kiểm định bình khí nén
Kiểm định bình chứa khí để đưa ra những đánh giá chi tiết về tình trạng hiện tại của bình, từ đó quyết định nên tiếp tục sử dụng, bảo dưỡng hay thay thế bình.
Liệu có cần thiết kiểm định bình khí nén không?
Bình chứa khí thường có 2 loại là bình tích khí đi kèm với máy nén khí và bình riêng cho hệ thống khí. Kiểm định bình tích áp khí nén cần thiết và đóng vai trò quan trọng bởi vì một số vấn đề sau:
- Kiểm định bình nén khí để xem xét sự hao mòn của bình, kiểm tra có sự rò rỉ khí trong bình hay không.
- Kiểm định bình khí nén nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và các thiết bị khí nén, thiết bị sử dụng khí nén trong nhà xưởng.
- Kiểm tra bình khí nén định kỳ để tiến hành bảo hành, bảo dưỡng nhằm tăng hiệu suất làm việc của hệ thống, hạn chế tình trạng gián đoạn trong quá trình làm việc.
- Ngoài ra việc kiểm định bình chứa khí còn tuân thủ theo yêu cầu pháp luật về độ an toàn, các yêu cầu nghiêm ngặt.
Thời gian kiểm định bình khí nén
Theo các chuyên gia và nhà sản xuất thì có một số thời điểm cần thiết khi kiểm định bình tích áp khí nén:
- Sau khi lắp đặt bình tích khí và trước khi đưa vào sử dụng, các nhà xưởng cần kiểm định bình khí nén để đảm bảo quy trình lắp đặt đúng tiêu chuẩn.
- Đối với bình tích khí dưới 10 năm sử dụng thì thời gian kiểm định 3 năm/lần, với bình khí nén trên 10 năm sử dụng thì thời gian kiểm định 2 năm/lần.
- Ngoài ra các cơ quan chức năng có thể kiểm định bình khí bất thường tại các nhà xưởng để đảm bảo độ an toàn, tình trạng bình và chất lượng khí nén.
Có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra như, ví dụ thực tế: Vào tháng 4/2012, tại một tiệm sửa xe nhỏ trên đường Đặng văn Ngữ (P.14, Q. Phú Nhuận, TP. HCM) một bình chứa khí nén cũ của máy nén khí cũ đã phát nổ. Vỏ bình nén văng trúng một người đàn ông đứng cạnh đó khiến người này tử vong tại chỗ. Chỉ sau đó 2 tháng, tại đường Nguyễn Tất Thành (Q4) cũng xảy ra một vụ nổ bình nén khí cũ làm 1 người chết, 1 người bị thương nặng.
Xem thêm:
- Tìm hiểu chi tiết nguyên lý làm việc của bình nén khí.
- Bình chứa khí nén Nhật bãi có an toàn không?
Quy trình kiểm định bình khí nén
Quy trình kiểm định bình tích áp khí nén cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo văn bản của cơ quan chức năng, cụ thể các bước dưới sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bình khí nén
- Thời gian và hồ sơ xuất xưởng.
- Nhật ký thời gian bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
- Hồ sơ ghi chú các lần kiểm định bình khí nén (nếu có).
Bước 2: Kiểm tra tình trạng hiện tại của vỏ bình khí nén
- Kiểm tra hiện trạng của vỏ bình khí nén cả bên trong và bên ngoài.
- Tiến hành kiểm tra độ mới của bình, sự hao mòn hoặc có tình trạng méo mó, biến dạng so với bình khí nén ban đầu.
- Kiểm tra các mối hàn trên bình và cụm kết nối với các phụ kiện khác.
Bước 3: Kiểm định bình khí nén – Kiểm tra các phụ kiện đi kèm bình
Đây là bước mà nhiều nhà xưởng bỏ qua, tuy nhiên lại đóng vai trò quan trọng đến lưu lượng dẫn khí nén đến các thiết bị sử dụng khí nén trong nhà xưởng.
Kiểm tra các linh phụ kiện để xem xét về có tình trạng han gỉ, rò rỉ khí nén hay không để tiến hành thay mới phụ kiện, đảm bảo nguồn khí nén cho hoạt động sản xuất. Một số phụ kiện cần được kiểm tra định kỳ:
- Van xả.
- Van an toàn.
- Đồng hồ chỉnh áp.
- Rơ le bình khí nén.
Bước 4: Tiến hành thử nghiệm:
- Thời hạn tiến hành kiểm tra thủy lực bình tích khí: trong khoảng 6 năm 1 lần.
- Bình nén khí với áp suất làm việc dưới 5 bar: Pthử = 1.5Plv và không nhỏ hơn 2 bar.
- Bình khí nén có áp suất làm việc lớn hơn 5 bar: Pthử = 1.25Plv vàkhông nhỏ hơn Plv+3.
Bước 5: Kiểm định bình khí nén – Vận hành:
Sau khi thực hiện xong các bước trên, tiến hành vận hành bình khí nén ở mức áp suất làm việc tối đa của bình theo nhà sản xuất.
Từ đó đánh giá thông qua con số nhận được, lưu lượng khí nén và chất lượng nguồn khí nén đầu ra.
Bước 6: Tiến hành xử lý kết quả sau kiểm định bình nén khí:
Đây là bước cuối cùng trong quy trình kiểm định bình khí nén và được tiến hành như sau:
- Lập hồ sơ ghi chép chi tiết về thời gian kiểm định, các con số nhận được sau khi kiểm tra chi tiết bình khí nén để phục vụ cho hoạt động kiểm định về sau và nộp cho các cơ quan chức năng khi cần thiết.
- Dán tem kiểm định (thông qua yêu cầu của văn bản, quy định của các cơ quan).
Trên đây là thông tin chi tiết về quy trình kiểm định bình khí nén mà chúng tôi muốn đề cập đến bạn. Điện máy Lucky chuyên cung cấp, lắp đặt các loại bình tích khí DTP đáp ứng mọi nhu cầu và quy mô nhà xưởng. Mọi thắc mắc xin liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn thêm.