Bình nén khí là thiết bị quan trọng trong hệ thống khí nén, tích trữ và cung cấp khí nén cho hoạt động sản xuất. Cùng tìm hiểu cấu tạo bình chứa khí nén, nguyên lý làm việc và 3 loại bình khí nén phổ biến nhất hiện nay.
Nguyên lý và cấu tạo của bình chứa khí nén
Bình khí nén được thiết kế riêng cho cả máy nén khí trục vít và máy nén khí piston. Tuy nhiên cấu tạo và nguyên lý hoạt động tương tự nhau.
Cấu tạo của bình chứa khí nén
Bình tích áp khí nén có cấu tạo đơn giản gồm các bộ phận: vỏ bình, ruột bình, các chân trụ và một số phụ tùng khác.
- Vỏ bình khí nén: được làm bằng chất liệu thép hoặc inox cao cấp, phủ lớp sơn tĩnh điện bên ngoài nhằm hạn chế tình trạng han gỉ và tránh xây xước trong quá trình vận chuyển và sử dụng.
- Ruột bình: bên trong cấu tạo bình chứa khí nén, được làm bằng chất liệu cao su cao cấp, đảm bảo chịu áp lực khí nén tốt khi khí nén được nén trong bình.
- Các chân trụ: bình chứa khí nén được thiết kế dưới dạng hình trụ tròn 2 đầu nên cần một bộ phận nâng đỡ, giúp cố định và tạo thế vững chắc cho bình khí nén.
- Một số phụ tùng khác: cụm chỉnh áp, van an toàn, van xả được nối tại các cổng kết nối trên thân bình.
Với máy nén trục vít thì bình tích khí nén là bộ phận tách rời riêng biệt còn máy nén khí piston thì được tích hợp trên thân máy.
Nguyên lý hoạt động của bình chứa khí nén
Bình khí nén hoạt động dựa trên 2 quá trình là nạp khí và xả khí:
- Quá trình nạp khí: khi máy nén khí hoạt động sẽ cung cấp nguồn khí nén, sau đó khí nén đi vào bình chứa thông qua đường ống dẫn khí. Khi khí nén được bơm đầy vào bình thì rơ le sẽ tự động ngắt và quá trình nạp khí kết thúc.
- Quá trình xả khí: trong cấu tạo bình chứa khí nén thì nếu áp lực khí nén trong bình vượt quá mức thì van an toàn tự động xả khí ra bên ngoài.
Nguyên lý hoạt động của bình nén khí: Khi khí nén trong bình hết thì quá trình nạp – xả khí tiếp tục diễn ra để bảo nguồn khí nén luôn ổn định, liên tục cho hoạt động sản xuất của nhà xưởng.
[Đánh giá] Bình khí nén chuyên sử dụng cho hệ thống khí nén nhà xưởng chuyên nghiệp.
Phân loại bình khí nén phổ biến hiện nay – cấu tạo bình chứa khí nén
Hiện nay trên thị trường phổ biến với 3 loại bình khí nén đó là bình nén khí phổ thông, cao cấp và inox 304. Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
Bình chứa khí nén loại phổ thông
Đối với bình khí nén phổ thông thì được sử dụng phổ biến trong các ngành nghề không yêu cầu chất lượng khí nén sạch cao như khai thác đá, sản xuất gỗ, …
- Cấu tạo bình chứa khí nén chắc chắn, đạt các tiêu chuẩn công nghiệp về độ an toàn và có đa dạng dung tích từ 120l – 3000l.
- Bình khí nén được sản xuất với chất liệu bằng thép, thành bình được phủ lớp sơn tĩnh điện an toàn.
- Độ dày của bình phổ thông từ 4mm – 8mm tùy theo dung tích của bình.
- Ngoài ra bình có đầy đủ các phụ kiện đi kèm.
- Mức giá dao động từ 3 triệu – 20 triệu tùy thuộc dung tích của bình khí nén.
Bình chứa khí nén loại cao cấp – cấu tạo bình chứa khí nén
Đây là loại bình được nhiều nhà xưởng sử dụng, được đánh giá cao bởi chất lượng và độ bền, đáp ứng mọi quy mô nhà xưởng.
- Bình chứa khí nén cao cấp được làm từ chất liệu thép dòng cao SS04, đạt chuẩn TCVN với 4 trụ chính AMADA chắc chắn.
- Trong cấu tạo bình chứa khí nén thì đối với dòng cao cấp, 2 mặt trong và ngoài bình đều được sơn chống gỉ để hạn chế tối đa tình trạng han gỉ và bảo vệ chất lượng khí nén sạch đối với các lĩnh vực yêu cầu cao.
- Bình khí nén cao cấp có độ bền và tuổi thọ được đánh giá cao.
- Dung tích bình chứa khí nén từ 300l – 5000l với mức giá từ 6 – 54 triệu nhưng đem lại chất lượng khí nén đảm bảo cho hoạt động sản xuất.
Xem thêm: Tổng hợp bình khí nén áp suất cao chính hãng, giá tốt.
Bình nén khí loại siêu cao cấp – cấu tạo bình chứa khí nén
Đây là loại bình có tính đặc thù cao, được thiết kế và sản xuất theo dây chuyền hiện đại vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đem lại chất lượng tốt nhất cho người sử dụng.
- Bình được làm bằng chất liệu inox 304 siêu cao cấp nên có độ bền cao, chịu được áp lực khí nén lớn.
- Tuổi thọ trung bình của bình khí nén inox 304 thường gấp 2 lần so với bình khí nén thông thường.
- Cấu tạo bình chứa khí nén chắc chắn, độ dày từ 5mm – 12mm để bảo vệ lượng khí nén bên trong và hạn chế méo mó nếu bị va đập mạnh.
- Được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau, cung cấp liên tục lượng khí nén cho vận hành nhà xưởng với chi phí cao hơn và đi kèm chất lượng đáng tiền: 13 – 110 triệu.
Trên đây là thông tin về chi tiết nguyên lý, cấu tạo bình chứa khí nén với 3 loại bình được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu bạn có thắc mắc xin liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn thêm.