Lắp đặt hệ thống khí nén đúng và chuẩn xác sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, diện tích nhà xưởng và đảm bảo dây chuyền hoạt động ổn định. Bài viết dưới đây, chúng tôi xin gửi đến bạn chi tiết hướng dẫn lắp đặt hệ thống máy nén khí chính xác nhất.
Khâu chuẩn bị lắp đặt hệ thống khí nén
1 hệ thống khí nén công nghiệp hoạt động hiệu quả, ổn định là sự kết hợp giữa các thiết bị có thể không cùng thương hiệu nhưng phải đáp ứng được khả năng làm việc ăn khớp với nhau.
Chuẩn bị về dụng cụ khi lắp đặt hệ thống khí nén
Cụ thể cấu tạo của hệ thống khí nén gồm các thiết bị sau:
- Máy nén khí kiểu trục vít: là thiết bị không thể thiếu trong lắp đặt hệ thống khí nén, giúp cung cấp khí nén cho dây chuyền sản xuất với mọi quy mô. Công suất làm việc của hệ thống khí nén phụ thuộc vào công suất của máy nén khí trục vít.
- Bình chứa khí nén: giúp tích trữ khí nén cho việc vận hành hệ thống. Hiện nay có các loại bình khí được sử dụng phổ biến bao gồm: bình khí nén phổ thông, inox, cao cấp. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà nhà xưởng có thể lựa chọn chất liệu bình chứa cho phù hợp.
- Máy sấy khí nén: trong quy trình lắp đặt hệ thống khí nén có tác dụng sấy khô khí nén, tùy từng loại máy sấy khí mà có thể làm khô khí nén đến 99%.
- Bộ lọc khí nén: bao gồm 3 cốc lọc: lọc thô – lọc tinh – lọc siêu tinh. Bộ lọc được lắp tại các vị trí khác nhau, có thể lắp 2 cốc lọc hoặc 3 cốc lọc tùy thuộc yêu cầu chất lượng khí nén.
- Cốc xả tự động: có tác dụng xả nước một cách tự động trong quá trình lọc khí mà không cần canh thời gian.
Tùy theo nhu cầu chất lượng khí nén đầu ra mà lắp đặt hệ thống khí nén sẽ gồm các thiết bị khác nhau.
- Đối với lĩnh vực yêu cầu chất lượng khí nén cao (y tế, dược phẩm …) và các ngành sản xuất gồm đầy đủ các thiết bị.
- Đối với lĩnh vực khai thác đá, khoáng sản chỉ cần máy nén trục vít và bình chứa.
Xem thêm:
- Sơ đồ nguyên lý hệ thống khí nén và vị trí lắp đặt
- Các quy định kiểm định hệ thống khí nén và thời gian kiểm định
Chuẩn bị phụ kiện lắp đặt hệ thống khí nén
Để có được 1 hệ thống khí nén hoàn chỉnh, ngoài các thiết bị chính được kể trên thì cần các phụ kiện khác kết nối các thiết bị với nhau.
- Đường ống dẫn khí nén: hiện nay trên thị trường có các loại đường ống như ống nhựa, ống thép, ống inox, ống nhôm
- Co nối (cút nối khí nén): là thiết bị dùng để nối ống hơi với van, xi lanh, bộ lọc đó là cút nối khí nén, được làm bằng nhựa, đồng, inox…
- Ốc bịt: được sử dụng trong lắp đặt hệ thống khí nén, có chức năng vặn để bịt kín, ngăn chặn sự thoát khí tại các lỗ cấp hoặc lỗ xả, được làm 100% từ kim loại: đồng, thép với các đường ren ngoài được chế tạo tỉ mỉ, chính xác.
- Giảm thanh khí nén: là giải pháp đơn giản, hiệu quả giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu tiếng ồn của khí khi thoát ra ngoài.
- Vòng bi mắt trâu: giúp nâng cao tải trọng lực hướng tâm của các chi tiết máy, giảm độ lệch được sử dụng trong các xi lanh vuông, xi lanh tròn.
- Súng hơi khí nén: sử dụng để để xịt khô, sấy khô, xịt bụi bẩn.
Hướng dẫn lắp đặt hệ thống khí nén
Hiện nay có 2 kiểu sơ đồ lắp đặt hệ thống nén khí đó là hệ thống khí nén máy sấy khí hấp thụ và hệ thống khí nén máy sấy khí kiểu làm lạnh. Tùy thuộc vào yêu cầu khí nén đầu ra mà bạn có thể lựa chọn sơ đồ hệ thống khí nén cho phù hợp.
[LẮP ĐẶT] Hệ thống khí nén trục vít biến tần 37kw cho xưởng cơ khí tại Hóc Môn – Tp.HCM
Sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén máy sấy khí kiểu làm lạnh
Hệ thống khí nén máy sấy khí kiểu làm lạnh cho khí nén thành phẩm sạch và khô ở mức 80-90%, phù hợp đối với nhà xưởng, nhà máy không yêu cầu quá cao về chất lượng khí nén như: nhà xưởng sản xuất gỗ, khai thác đá, cắt kính, dệt may …
Thứ tự các thiết bị lắp đặt trong hệ thống: máy nén khí trục vít – bình tích khí nén – máy sấy khí nén – cốc lọc thô – cốc lọc tinh.
- Đặt vị trí bình tích khí ngay sau máy nén khí trục vít khi lắp đặt hệ thống khí nén đảm bảo áp suất khí nén không bị giảm.
- Máy sấy khí nén lắp sau bình chứa để giảm áp lực khi khí nén truyền từ máy nén khí trục vít đến.
- Cốc lọc được lắp ngay sau máy sấy khí để tránh tình trạng ứ đọng nước trong khí nén.
Sơ đồ lắp đặt hệ thống khí nén máy sấy khí hấp thụ
Hệ thống khí nén máy sấy khí kiểu hấp thụ có khả năng làm sạch và sấy khô khí nén gần như tuyệt đối, lên đến 99%. Do vậy thường được sử dụng trong các lĩnh vực yêu cầu chất lượng khí nén cao như lĩnh vực y tế, thực phẩm, sản xuất thuốc …
Thứ tự lắp đặt hệ thống khí nén kiểu hấp thụ: máy nén khí trục vít – bình tích khí nén – cốc lọc thô – máy sấy khí nén – cốc lọc tinh.
- Vị trí lắp đặt của máy nén khí trục vít và bình chứa khí nén trong hệ thống khí nén máy sấy khí hấp thụ có công dụng giống với kiểu làm lạnh.
- Đặt cốc lọc thô giữa máy sấy khí và bình chứa để lọc bụi bẩn 1 phần trước khi khí nén đến chu trình tiếp theo.
- Cốc lọc tinh được lắp cuối cùng có tác dụng cung cấp khí nén đầu ra đạt tiêu chuẩn chất lượng khí theo đúng yêu cầu.
Đơn vị lắp đặt hệ thống khí nén uy tín, chuyên nghiệp, nhanh chóng
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống khí nén trên toàn quốc, Điện máy Lucky tự hào là đơn vị lắp đặt hệ thống máy nén khí uy tín, chuyên nghiệp và nhanh chóng.
Khi lựa chọn Điện máy Lucky, bạn sẽ nhận được nhiều ưu đãi bao gồm:
- Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình
- Đội ngũ kỹ thuật viên có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, đến tận nơi khảo sát và đưa ra bản demo theo đúng yêu cầu của nhà xưởng
- Hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt trên toàn quốc
- Bảo hành 12 tháng đối với thiết bị máy, 1 đổi 1 trong vòng 1 tuần nếu lỗi từ nhà sản xuất
- Đa dạng tuyến sản phẩm đến từ thương hiệu chính hãng: Pegasus, Compkorea, Lucky, Hanshin, Hansong …
- Cam kết các thiết bị chính hãng, chất lượng với giá tốt
Trên đây thông tin về hướng dẫn lắp đặt hệ thống khí nén chính xác mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu có thắc mắc xin liên hệ hotline hoặc website để được tư vấn kịp thời bởi đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp.